Mặc dù bệnh tổ đỉa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nó thường xuất hiện trong thời thơ ấu. Hầu hết trẻ em có thể chấm dứ từ lúc sáu tuổi, nhưng đối với một số người nó có thể tiếp tục vào tuổi trưởng thành. Bệnh tổ đĩa có tỷ lệ là khoảng 50 – 50 giống như dị ứng.
Bệnh tổ đỉa ở trẻ em
Bệnh tổ đỉa là một thể đặc biệt của bệnh chàm thường gặp ở mọi lứa tuổi, ở trẻ em còn gọi là chàm thể tạng.
Bệnh thường xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân và lan sang các kẽ ngón tay, ngón chân với dấu hiệu là phát ban các nốt mụn màu trắng, có mủ, rất ngứa.
Nếu gãi hoặc chà xát lên thì mụn ngứa sẽ xuất hiện ngày càng nhiều. Thông thường trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên rất dễ mắc phải bệnh tổ đỉa.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh tổ đỉa, với trẻ em thường là:
+ Do di truyền, dị ứng với thức ăn….
+ Do nhiễm khuẩn, thậm chí ở trẻ sơ sinh có thể nhiễm khuẩn khi người lớn khi tới thăm, ẵm bồng hay chăm bẵm mà không chú ý giữ vệ sinh, tiếp xúc trẻ khi cơ thể có hóa chất, bụi bặm…