Bệnh tổ đỉa thường hay xuất hiện và phát triển ở 2 lòng bàn tay, lòng bàn chân (đầu ngón, mặt dưới, mặt dưới ngón, ria ngón, vòm lòng bàn tay, ô mô cái, ô mô út, vòm lòng bàn chân).
Chẩn đoán bệnh tổ đỉa
– Vị trí : Bệnh tổ đỉa thường hay xuất hiện và phát triển ở 2 lòng bàn tay, lòng bàn chân (đầu ngón, mặt dưới, mặt dưới ngón, ria ngón, vòm lòng bàn tay, ô mô cái, ô mô út, vòm lòng bàn chân).
– Tổn thương cơ bản :
• Mụn nước sâu, chìm dưới da, như khảm vào da, kích thước 1-2 mm, không tự vỡ.
• Mụn nước phân bố rải rác hay thành từng đám, từng cụm
– Triệu chứng cơ năng :
• Ngứa nhiều, nhất là về đêm.
• Hay tái nhiễm, thường tái nhiễm vào mùa hè.
• Do ngứa chọc gãi làm xuất hiện mụn mủ, vết chợt, bàn tay chân có khó sưng tấy nhiễm khuẩn thứ phát, hạch nách, bẹn sưng ( tổ đỉa nhiễm khuẩn).
Các thể lâm sàng bệnh tổ đỉa
– Tổ đỉa thể giản đơn : tổn thương là mụn nước sâu ở vị trí trên.
– Tổ đỉa nhiễm khuẩn : có mụn mủ, chợt loét, sưng viêm tấy.
– Tổ đỉa thể khô : lòng bàn tay chân có đảm đỏ róc vẩy.
Phân biệt bệnh tổ đỉa với các bệnh da liễu khác
– Ghẻ :
• Vị trí : kẽ ngón tay, ngấn cổ tay.
• Tổn thương là mụn nước đường hang.
• Có thể khêu bắt được cái ghẻ.
• Ngứa nhiều về đêm.
• Có tính chất lây lan.
– Eczema bàn tay, bàn chân :
• Vị trí thường ở mặt lưng (mu) bàn tay, bàn chân.
• Đám đỏ, nên có mụn nước nhỏ, nông chi chít, tự vỡ.
• Đám tổn thương chợt chảy dịch.
• Lâu ngày liken hoá dày cộm.