Bệnh chốc lở (Impetigo) là một bệnh nhiễm trùng da phổ biến và rất dễ lây lan, chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và trẻ em. Bệnh chốc lở thường xuất hiện dưới dạng vết loét đỏ trên mặt, đặc biệt là quanh mũi và miệng của trẻ và trên tay chân. Các vết loét vỡ ra và để lộ lớp vảy màu mật ong.
NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH CHỐC LỞ
Nguyên nhân chính gây nên bệnh chốc là do vi khuẩn có tên là tụ cầu vàng hay liên cầu gây ra tùy vào thể mắc bệnh.
Chốc không có bọng nước có thể gây ra bởi liên cầu tan huyết beta nhóm A. Tụ cầu và/hoặc liên cầu xâm nhập vào các vết thương nhỏ trên da, ở đó có các protein giúp vi khuẩn gắn chặt vào tổ chức.
Chốc lở không có bọng nước
Chốc bọng nước thường do độc tố bong da của tụ cầu tác động vào các tế bào gai ở thượng bì, làm bóc tách lớp nông của thượng bì, tạo hình ảnh giống pemphigus vảy lá.
Chốc lở bọng nước ở chân
Chốc loét thường do liên cầu nhưng có thể phối hợp với tụ cầu vàng, xảy ra trên cơ địa suy giảm miễn dịch, người già, người mắc bệnh mạn tính.
Hình ảnh chốc loét
Một số yếu tố tạo điều kiện cho người bệnh dễ mắc bệnh hơn bao gồm:
- Điều kiện vệ sinh: Môi trường sống không sạch sẽ, sống ở nơi đông đúc, vệ sinh kém sẽ tạo điều kiện dễ mắc bệnh hơn.
- Tổn thương da: Khi một cá nhân đã bị tổn thương da trước đó như thủy đậu, bỏng, viêm da, vết đốt do côn trùng…sẽ dễ bị bệnh chốc hơn.
- Suy giảm miễn dịch: Hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm cũng tạo điều kiện để khởi phát bệnh chốc. Trường hợp mắc bệnh chốc do hệ miễn dịch bị suy yếu thường hay xảy ra ở người lớn tuổi.
BỆNH CHỐC LỞ CÓ ẢNH HƯỞNG GÌ KHÔNG?
Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết, chốc lở là chứng bệnh nhiễm khuẩn da khá lành tính. Tuy nhiên, bệnh chốc có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác rất cao.
Đặc biệt , trong một số trường hợp bệnh có thể biến chứng vô cùng nguy hiểm, gây viêm mô tế bào (tức là nhiễm trùng, ảnh hưởng tới các mô dưới da), hoặc các vấn đề về thận hay để lại sẹo.
Chính vì thế, khi bé yêu của bạn hay bất kì thành viên nào trong gia đình bạn có dấu hiệu bất thường trên da. Đừng chủ quan hãy chủ động đi thăm khám để có hướng xử lý kịp thời nhé! Hoặc bạn có thể click ngay tại đây để được bác sĩ tư vấn!
NÊN LÀM GÌ KHI BỊ BỆNH CHỐC
Thông thường, khi có những dấu hiệu mọc mụn nước hay vết loét trên da người bệnh thường có tâm lý chủ quan và tự mua thuốc về bôi hoặc áp dụng những mẹo dân gian được lưu truyền.
Tuy nhiên, việc tự ý hỗ trợ trị liệu khi chưa qua thăm khám có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn, gây khó khăn cho quá trình hỗ trợ điều trị sau này.
Không nên tự ý dùng thuốc bôi
Chẩn đoán bệnh chốc:
Chẩn đoán bệnh chốc không quá khó khăn, có thể dựa vào các biểu hiện trên da, các yếu tố gợi ý cùng với xét nghiệm để có thể chẩn đoán bệnh.
Biểu hiện bệnh chốc
Xuất hiện trên da những vết trợt có vảy màu vàng mật ong và trước đó có nổi mụn nước, mụn mủ hay bóng nước. Người bệnh có thể bị nổi hạch hoặc không.
Xét nghiệm
Thường chuẩn đoán bệnh chủ yếu dựa vào quan sát tổn thương là chính. Ngoài ra, có thể làm một số xét nghiệm như xét nghiệm máu, lấy dịch ở vết trợt, mụn nước để soi tìm vi khuẩn.
Sau khi chẩn đoán và xác định tình trạng bệnh lý, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ thích hợp với từng tình trạng bệnh lý. Bằng việc áp dụng những kỹ thuật hỗ trợ trị liệu tiên tiến cùng với đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa giỏi, tận tâm với nghề.
Lưu ý: Kết quả hỗ trợ trị liệu sẽ khác nhau, tùy thuộc vào cơ địa từng người bệnh.
Trên đây là một số nguyên nhân chính gây bệnh chốc lở, nếu bạn cần tư vấn gì thêm về bệnh lý này hoặc bất kỳ bệnh lý nào khác. Hãy liên hệ ngay với Trung tâm y học cổ truyền Y Hoà Đường bằng cách click tư vấn tại đây hoặc gọi theo số hotline 0374 600 115 để được tư vấn!