Ung thư da là loại ung thư phổ biến ở Mỹ. Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh, 20% số người Mỹ sẽ bị loại ung thư này ở thời điểm nào đó trong đời nếu xu hướng này tiếp tục. Vậy khi nào nốt ruồi trên cơ thể có khả năng gây ung thư?
Phần lớn nốt ruồi không gây ung thư
Nốt ruồi có thể mọc ở bất cứ đâu trên cơ thể của bất cứ ai. Đa số nốt ruồi thường vô hại,
Qua nghiên cứu người ta thấy có hai loại nốt ruồi: Loại nốt ruồi có những tế bào nốt ruồi hình cầu, và loại nốt ruồi giả trông giống nốt ruồi nhưng khi xét nghiệm không có tế bào nốt ruồi.
Chỉ những nốt ruồi chính cống mới có khả năng biến thành ung thư và thường do bị chúng ta kích thích nhiều như cậy, gãi, sờ mó, tẩy xóa nó.
Những nốt ruồi như thế nào có khả năng gây ung thư
Tình trạng ung thư da nhận biết qua nốt ruồi người ta thường gọi đây là dạng ung thư hắc tố, dạng ung thư này do u của tế bào sắc tố melamin xuất phát từ da hay niêm mạc, đa số là nốt ruồi.
Như chúng ta biết thì melanine là một loại sắc tố đen được sản sinh từ các hắc tố bào trong cơ thể. Khi hắc tố này tập trung nhiều vào một chỗ, sẽ tạo ra nốt ruồi.
Như vậy, về mặt y học, nốt ruồi chính là những khối u hắc tố, do sự loạn sản lành tính và khu trú của sắc tố melanine. Đôi khi, nốt ruồi gặp những yếu tố kích thích kéo dài như cọ xát, phơi nắng sẽ xảy ra những biến đổi ác tính và hình thành ung thư hắc tố. Người ta tìm thấy 1/3 trường hợp ung thư hắc tố xảy ra trên các nốt ruồi có sẵn.
Ung thư hắc tố là loại bệnh lý ác tính ít gặp hơn so với ung thư da không hắc tố. Nó chiếm khoảng 10% tổng số ca ung thư da nhưng tỷ lệ tử vong là 75% tổng số các trường hợp do ung thư hắc tố có tiên lượng rất xấu, dễ di căn, ít đáp ứng với hỗ trợ điều trị.
Những dấu hiệu giúp nhận ra nốt ruồi gây ung thư
– Tính đối xứng:
Khi nốt ruồi hoặc tàn nhang có hình dạng không đối xứng bất bình thường thì nên kiểm tra lại bằng cách vẽ một đường tưởng tượng chia dọc nốt đó ra và đối chiều xem nửa còn lại có tương đồng. Nếu không đối xứng thì đó rất có thể là ung thư.
– Đường viền:
Nếu như đường viền ngoài của nốt ruồi bị mờ, không thấy rõ nét đường biên giữa da và nốt ruồi, trông khác thường với các nốt ruồi khác thì đó cũng có thể là ung thư. Các thương tổn của khối u ác tính thường là nguyên nhân làm mờ các đường biên của nốt ruồi lạ trên da
– Màu sắc:
Nốt ruồi không có màu giống với những nốt ruồi khác trên da, dù là bất kể màu sắc gì: nâu, đen, xanh đậm, trắng hay đỏ đều đáng nghi ngờ. Nốt ruồi bình thường sẽ có một màu sắc nhất định, tương tự và đồng đều nhau trên da. Nhưng nếu trên da có nhiều nốt ruồi khác màu, khác hình dạng, khác màu: chỗ màu đậm, chỗ màu nhạt thì nguy cơ ung thư rất cao.
– Đường kính:
Một điểm đáng ngờ khi quan sát các nốt lạ trên da là đường kính của chúng lớn hơn hẳn các nốt ruồi thông thường. Nốt ruồi thường chỉ nhỏ hơn hoặc bằng khoảng 6mm.
– Độ lồi:
Nếu nốt lạ nổi lồi trên da rõ nét thì việc kiểm tra là cần thiết. Bởi các khối u ác tính thường phát triển nhanh chóng về kích cỡ hoặc độ lớn. Một nốt ruồi cứ lớn dần, đổi màu, gây ngứa ngáy, khó chịu hoặc chảy máu thực sự là dấu hiệu đáng báo động.
Các chuyên gia da liễu của phòng khám Đông Phương khuyên rằng: Khi thấy các dấu hiệu trên phải đến ngay bệnh viện để xác định bệnh và hỗ trợ điều trị sớm. Ung thư nốt ruồi là loại rất nguy hiểm, phát triển nhanh, di căn nhanh, gây ung thư thứ phát ở gan, xương, phổi, não, hệ thống hạch… Nhưng nếu bệnh được phát hiện sớm, trị liệu kịp thời ngay từ lúc nốt ruồi bắt đầu chuyển sang ác tính thì tỷ lệ khỏi bệnh khá cao.
Việc xử lý nốt ruồi cần phải có sự can thiệp của bác sỹ chuyên khoa chứ không được tự phá nốt ruồi bằng các phương pháp thiếu khoa học như bằng vôi ăn trầu, thuốc uốn tóc, hay thậm chí là axit. Xử lý nốt ruồi không đúng cách sẽ kích thích khiến thương tổn phát triển nhanh chóng và chuyển thành ác tính.